Sự khác biệt giữa nước cất và nước tinh khiết

Hào Phùng Mạnh
Th 4 12/04/2023

Đặc điểm, ứng dụng của nước cất và nước tinh khiết

Nước cất là gì?

Nước cất là loại nước có được từ quá trình chưng cất, bằng cách sử dụng nước tự nhiên chưa qua xử lý hoặc nước đã qua xử, đem đun sôi, sau đó hơi nước bay lên được ngưng tụ lại trong môi trường lạnh và thu về. 

Hơi nước bay lên được ngưng tụ lại trong môi trường lạnh

Hơi nước bay lên được ngưng tụ lại trong môi trường lạnh tạo nên nước cất.

Vì được chưng cất và ngưng tụ từ nước sôi, nên nước cất hoàn toàn vô trùng không tồn tại tạp chất vô cơ hay hữu cơ. Đây là loại nước nguyên chất nhất và được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống con người.

Nước cất được phân loại theo số lần chưng cất, chúng ta có loại nước cất lần 1, nước cất lần 2 và nước cất lần 3. Số lần chưng cất là nhiều thì mức độ đảm bảo về sự vô trùng càng lớn. Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng khác nhau để có phương pháp chưng cất phù hợp.

Một số ứng dụng của nước cất thường thấy:

  • Ứng dụng vào y tế: Vì tính chất vô trùng nên nước cất được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế. Có thể dùng để bảo quản, rửa dụng cụ y tế, pha chế thuốc tiêm, lau rửa vết thương, biệt dược… 
  • Ứng dụng trong thí nghiệm: Nước cất dùng để pha chế hóa chất, dung môi, rửa dụng cụ thí nghiệm.
  • Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm: Toner, xịt khoáng, son môi,... là một số loại mỹ phẩm thường có chứa thành phần nước cất khi sản xuất. Với ưu điểm an toàn, không gây kích ứng da, không tác dụng phụ, nước cất ngày càng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực mỹ phẩm.
  • Ứng dụng trong công nghiệp: Nước cất thường được dùng để sản xuất vi mạch, sản xuất các thiết bị cơ khí, công nghệ sơn-mạ, pha chế hóa chất,...

Nước tinh khiết là gì?

Nước tinh khiết là loại nước đã được xử lý và lọc tạp chất, vi khuẩn. Nước có thành phần đơn giản với 2 thành phần chính là oxy và hydro, sôi ở 100 độ C và đóng băng ở 0 độ C. Nước tinh khiết có được từ các phương pháp thẩm thấu ngược. Tức là chỉ có nước được bộ lọc, các thành phần tạp chất đều bị giữ lại, thu về nguồn nước tinh khiết an toàn cao nhất. 

Nước tinh khiết rất an toàn cho sinh hoạt hàng ngày.

Nước tinh khiết rất an toàn cho sinh hoạt hàng ngày.

Một số ứng dụng thường thấy đối với nước tinh khiết:

Nước tinh khiết được ứng dụng rộng rãi trong đời sống sinh hoạt hằng ngày làm nước uống trực tiếp hoặc dùng pha chế, nấu ăn.

Ngoài ra, nước tinh khiết còn được sử dụng trong lĩnh vực y tế, dùng để bù nước cho các bệnh nhân mất nước, hoặc dùng để rửa vết thương, sát trùng.

Xét về nguồn gốc, nước cất và nước tinh khiết đều là nguồn nước sạch, khá an toàn và có được từ phương pháp lọc, chưng cất. Tuy nhiên, phương pháp chưng cất nước phức tạp hơn nhiều và gây tốn năng lượng hơn rất nhiều so với việc lọc nước tinh khiết bằng phương pháp thẩm thấu ngược.

Bên cạnh đó, nước cất lại không có chất dinh dưỡng, không chứa khoáng chất tự nhiên nên không được dùng để ứng dụng trong sinh hoạt như nước tinh khiết mang lại.

Sử dụng nước tinh khiết vẫn là lựa chọn hoàn hảo trong sinh hoạt ăn uống, để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Lọc nước tinh khiết và các phương pháp phổ biến 

Có nhiều phương pháp lọc nước tinh khiết mà bạn có thể tham khảo và ứng dụng để có được nguồn nước này.

Sử dụng ánh sáng tia cực tím với bước sóng 254mm

Đây là phương pháp sử dụng thuỷ ngân trong điều kiện đèn áp suất cao để tạo ra bước sóng 253mm - một loại bước sóng ngắn có khả năng diệt vi khuẩn cực tốt. Nghiên cứu cho thấy một đơn vị tiệt trùng có thể diệt 99,99% vi sinh vật. 

Nhưng tính ứng dụng của phương pháp này lại không cao, vì ngoài khả năng diệt vi khuẩn thì tia cực tím lại không thể loại bỏ được các tạp chất, lắng cặn, mùn đất có trong nước. Muốn đảm bảo an toàn thì nước phải được lọc tạp chất trước khi sử dụng tia cực tím. Khá là mất thời gian đây nhé.

Phương pháp sử dụng Thuỷ Ngân trong điều kiện đèn áp suất cao

Phương pháp sử dụng Thuỷ Ngân trong điều kiện đèn áp suất cao để tạo ra bước sóng 253mm.

Sử dụng phương pháp cacbon - Than hoạt tính

Ưu điểm phương pháp này là loại bỏ những mùi hôi được sinh ra từ các hoạt chất, dư lượng có trong nước như flo, mùn đất, cặn bẩn…cũng như các hoá chất độc hại có trong nước. 

Nhưng để muốn đạt hiệu quả an toàn thì vẫn nên kết hợp với nhiều phương pháp khác nữa. 

Sử dụng công nghệ lọc RO - Thẩm thấu ngược

Nếu nói phương pháp lọc nước tinh khiết nào thuận tiện, ít tốn công sức và dễ dàng nhất hiện nay có thể kể đến phương pháp thẩm thấu ngược RO. Đây là phương pháp có thể loại bỏ được từ 90-99% các chất độc lại, cặn bã, vi khuẩn, vi sinh tồn tại trong nước với kích thước cực nhỏ đến 0,0001 micromet, tức là chỉ có nước được những màng lọc này. 

Chúng có thể lọc tốt tất cả các nguồn nước chưa qua xử lý như nước ngầm, nước giếng, nước khoáng, nước máy… để thu về nguồn nước an toàn sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.

Ngoài ưu điểm về khả năng lọc vi khuẩn, cặn bã trong nước, phương pháp lọc RO còn có một số ưu điểm đáng kể:

  • Phương pháp lọc không cần sự can thiệp, tác động hay theo dõi của con người.
  • Tốc độ lọc nhanh, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng nước 
  • Tiết kiệm chi phí…

Ngoài ra, một số dòng máy lọc nước RO hiện đại còn tích hợp thêm nhiều ưu điểm vượt trội về mẫu mã thiết kế sang trọng và tính năng lọc sạch cũng như bổ sung thêm nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe đang trở thành trào lưu của mọi nhà.

 

 

ThemeSyntaxError