Bụi Mịn PM2.5 Là Gì? Tác Hại và Cách Phòng Tránh Bụi Mịn PM2.5
BCT
Th 6 15/03/2024
Dạo gần đây chúng ta nghe thông tin về loại bụi mịn PM2.5 làm ô nhiễm không khí và gây hại lớn đến sức khỏe. Vậy bụi PM2.5 là gì, có tác hại như thế nào? Điện máy HÀO KIỆT sẽ giải đáp những thắc mắc về loại bụi gây nguy hiểm này trong bài viết dưới đây nhé.
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO báo cáo có đến hơn 92% dân số đang sống trong không khí bị ô nhiễm và Việt Nam là một trong những quốc gia ở mức báo động cao. Tuy rằng các cơ quan, tổ chức đã cố gắng thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường nhưng tình trạng ô nhiễm không khí vẫn tiếp tục tăng cao. Trong đó, bụi mịn và bụi siêu mịn được nhận định là một trong những tác nhân ô nhiễm gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người.
Theo Cục Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ, bụi mịn hay bụi mịn PM (Particulate Matter) là các phân tử vô cơ hoặc hữu cơ bay lơ lửng trong không khí, thường có nguồn gốc chủ yếu đến từ khói phương tiện giao thông hay qua việc đốt cháy các nhiên liệu hữu cơ trong công nghiệp. Kích thước của bụi mịn rất đa dạng, khó nhìn thấy rõ bằng mắt thường và được tính theo đơn vị µm (micromet)
Bụi mịn PM2.5 là gì?
Bụi mịn PM2.5 là loại bụi mịn có đường kính nhỏ hơn 2.5 μm. Các loại bụi mịn như PM2.5 chủ yếu sản sinh ra từ khí thải giao thông (các loại xe cơ giới nhất là xe chạy bằng dầu diesel), nhà máy công nghiệp, nhà máy điện, công trường xây dựng, khói do đốt rác, đốt gỗ, phấn hoa, chất thải côn trùng,...
Bụi là hỗn hợp các hợp chất dạng rắn hoặc lỏng bay trôi nổi trong không khí, các hợp chất có trong bụi còn được gọi chung là Particulate Matter - ký hiệu PM. Trong đó, các hạt bụi có kích thước siêu vi (μm) được biết đến nhiều nhất như:
- PM10: Loại bụi mịn có đường kính từ 2.5 đến 10 μm (μm viết tắt của micromet, kích thước bằng một phần triệu mét).
- PM2.5: Loại bụi mịn có đường kính nhỏ hơn 2.5 μm.
- PM1.0: Loại bụi siêu mịn có kích thước 1µm.
- Bụi nano PM0.1: Loại bụi siêu mịn có kích thước dưới 0.1 µm.
Kích thước tượng trung của 1 số loại bụi so với tóc người và hạt cát.
Bên cạnh các khí thải độc hại như SO2, NO2, CO,... bụi mịn và bụi siêu mịn là một trong các tác nhân gây ô nhiễm không khí hàng đầu hiện nay. Điển hình nhất là trong những tháng cuối năm 2019, tình trạng bụi mịn PM2.5 trong không khí đều vượt ngưỡng an toàn nhiều lần.
Ngày 1/10/2019, chỉ số ô nhiễm không khí AQI tại Hà Nội là 194 dựa trên số liệu từ trang web đo chất lượng không khí AirVisual. Theo thang phân loại của AirVisual, chỉ số AQI từ 151-200 là Có hại cho sức khỏe.
Tác hại của bụi PM2.5
Theo khuyến cáo của WHO bụi siêu mịn PM2.5 gây ra rất nhiều tác hại đến sức khỏe con người. Bụi PM2.5 xâm nhập vào tế bào theo đường máu chúng sẽ phá hủy cơ chế tự miễn dịch của cơ thể gây nhiều bệnh cấp tính và tổn thương vĩnh viễn đến các cơ quan quan trọng như phổi, tim, não,...
Bụi mịn PM2.5 phá hủy cơ chế tự sản sinh các tế bào tự thực của cơ thể gây ra độc tính.
Tế bào tự thực là tế bào sản sinh ra khi cơ thể xuất hiện protein xấu hoặc cơ thể trong trạng thái đói, chúng sẽ tiêu hóa các protein có hại này hỗ trợ chuyển hóa sản sinh năng lượng.
Do bụi mịn PM2.5 có kích thước rất nhỏ nên chúng dễ dàng hấp thụ các chất độc hại khác trong không khí gây nguy hại hơn gấp nhiều lần so với bụi PM10. Các kim loại được bụi hấp thụ như Cr, Cd, Ni, As và chất aldehyde gây cản trở cơ chế sửa lỗi của DNA gây nên bệnh ung thư phổi.
Bên cạnh đó bụi mịn PM2.5 kết hợp với các khí độc như SO2, NO2, CO đi vào cơ thể sẽ cản hemoglobin kết hợp oxi khiến tế bào thiếu oxi, là nguyên nhân gây nhiều bệnh đường hô hấp, suy giảm chức năng phổi, làm nặng thêm bệnh hen và bệnh tim.
Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO và Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC cho thấy, mật độ bụi PM10 trong không khí tăng lên 10 µg/m3 thì tỷ lệ ung thư tăng 22%, mật độ bụi PM2.5 tăng thêm 10 µg/m3 thì tỷ lệ ung thư phổi tăng đến 36%.
Những người mắc bệnh tim hoặc phổi, trẻ em và người lớn tuổi dễ bị ảnh hưởng nhất do phơi nhiễm ô nhiễm hạt.
Cách phòng tránh bụi mịn PM2.5
Thang đo ô nhiễm không khí theo tiêu chuẩn AQI.
Sử dụng máy lọc không khí trong nhà
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy lọc không khí có khả năng lọc sạch vi khuẩn nấm mốc, các tác nhân gây dị ứng,... đặc biệt lọc được bụi siêu mịn PM2.5 và PM10.
Thậm chí một số máy lọc không khí thông minh như Xiaomi có thể đo được chất lượng không khí sau khi lọc, giúp người dùng an tâm hơn trong suốt quá trình sử dụng.
Máy lọc khí lọc sạch tới 99.97% bụi mịn PM2.5 qua hệ thống màng lọc hiện đại
Cấu tạo zic zac của màng lọc HEPA giúp ngăn bụi mịn hiệu quả.
ThemeSyntaxError