2/9 là ngày gì? Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử ngày lễ 2/9

Hào Phùng Mạnh
Th 5 31/08/2023

2/9 là ngày gì? Ngày 2/9/1945 là ngày Bác Hồ đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa. Cùng tìm hiểu ngày 2/9 là ngày gì, nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử của ngày này và lịch nghỉ lễ 2/9/2023.

2/9 là ngày gìLễ kỷ niệm mừng Quốc khánh 2/9 (Ảnh: Sưu tầm)

2/9 là ngày gì? Nhắc đến ngày 2/9, trong lòng những con người Việt Nam lại dâng lên bao cảm xúc, niềm tự hào lớn lao. Đối với dân tộc ta, lễ 2/9 là ngày hội lớn, có nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử quan trọng, đánh dấu bước ngoặt lớn, vô cùng trọng đại trong lịch sử Việt Nam.

1. 2/9 là ngày gì? 

Ngày 2/9 là ngày gì hẳn không còn xa lạ đối với mỗi con người Việt Nam. Ngày 2/9 là ngày Quốc khánh Việt Nam. Vào ngày này năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày nay chính là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 

Hằng năm, đến dịp lễ Quốc khánh 2/9, các cơ quan, đoàn thể trên khắp cả nước tổ chức buổi lễ mít tinh kỷ niệm cùng nhiều hoạt động, phong trào sôi nổi để đồng chí, đồng bào cả nước hòa chung không khí hân hoan, vui tươi của ngày độc lập dân tộc. Ngày này cũng là dịp để mỗi người con Việt Nam nhắc nhở bản thân không ngừng cố gắng, phấn đấu, góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. 

2/9 là ngày gìNhiều sự kiện, hoạt động chào mừng ngày Quốc khánh Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm)

2. Nguồn gốc ngày 2/9 là ngày gì?

Mùng 2/9 là ngày gì? Mùng 2/9 là ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ đã cử đồng chí Lê Đức Thọ đón chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội từ Chiến khu Việt Bắc. Trở về Hà Nội, chủ tịch Hồ Chí Minh ở tại căn gác số 48  Hàng Ngang và hằng ngày làm việc tại nhà số 12 phố Ngô Quyền (trụ sở của Chính phủ lâm thời). Trong những ngày này (28 và 29 tháng 8), Hồ Chí Minh đã dành phần lớn thời gian để viết ra bản Tuyên ngôn độc lập.

Sau đó, Hồ Chí Minh và Ban chấp hành trung ương Đảng đã bàn bạc để chọn ra ngày đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Chiều ngày 2/9/1945, trước hơn 50 vạn người dân Hà Nội tụ họp tại quảng trường Ba Đình lịch sử, chào mừng thành lập chính phủ mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt cho toàn thể chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

2/9 là ngày gìNgày 2 tháng 9 là ngày gì? Ngày 2/9 là ngày hội lớn của dân tộc, đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc (Ảnh: Sưu tầm)

Ban đầu, ngày 2/9 được gọi là ngày  "Việt Nam độc lập", còn ngày 19/8 là ngày "Quốc khánh". Theo đó, sắc lệnh 22C NV/CC ngày 18/2/1946 quy định ngày 2/9 là ngày "Việt Nam độc lập", sắc lệnh 141-B ký ngày 26/7/1946 quy định ngày 19/8 Dương lịch - ngày kỷ niệm Cách mạng tháng 8/1945 là ngày Quốc khánh Việt Nam. Từ năm 1954, ngày 2/9 chính thức trở thành ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho đến ngày nay. 

3. Ngược dòng lịch sử tìm hiểu ngày 2/9/1945 là ngày gì?

Lễ 2/9 là ngày gì? Ngày 2/9 là ngày lễ lớn của dân tộc, đánh dấu bước ngoặt lớn và thành công vang dội của lịch sử Việt Nam. Ngày 2/9/1945, trên lễ đài lớn của quảng trường Ba Đình đã diễn ra một cuộc mít tinh đông đảo với hơn 50 vạn người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân hân hoan chờ đón giây phút khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

2/9 là ngày gìNgày 2/9 là ngày gì? Ngày 2/9 là ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập (Ảnh: Sưu tầm)

Trong không khí vui tươi, náo nức của ngày hội lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ quần áo kaki và đôi dép cao su giản dị đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố với đồng bào cả nước và toàn thể nhân loại trên thế giới rằng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chính thức ra đời.

Bản tuyên ngôn đã nhấn mạnh: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Ngày 2/9/1945 là mốc son lớn trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. Sau lời tuyên bố đanh thép từ Bản tuyên ngôn, mỗi người dân Việt Nam có quyền tự hào, ngẩng cao đầu là công dân của một nước độc lập, tự do. 

Lễ 2/9 có ý nghĩa vô vùng quan trọng đối với nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời vào ngày 2/9/1969 tại thủ đô Hà Nội, hưởng thọ 79 tuổi. Để tránh trùng với ngày Quốc khánh, Chính phủ lúc bấy giờ đã thông báo Bác mất vào 3/9. Mãi 20 năm sau, ngày 19/8/1989, Bộ chính trị đã có thông báo chính thức về ngày Bác mất là ngày 2/9.

Ba mươi năm sau ngày đọc "Tuyên ngôn Độc lập", năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước -  hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của dân tộc. Ngày 2/9 là ngày gì? Ngày 2/9 trở thành niềm tự hào của người dân Việt Nam.

 

ThemeSyntaxError