Cách Loại Bỏ Vết Cà Phê, Trà Trên Bình, Ấm Đun

BCT
Th 4 03/04/2024

1. Tại sao lại xuất hiện các vết ố trên dụng cụ bếp?

Với các dụng cụ bếp như ấm đun hoặc các vật dụng hằng ngày như tách, ly sứ,... sử dụng lâu ngày sẽ bắt đầu hình thành các vết ố vàng. Nguyên nhân xuất hiện các vết ố là do "cao trà".

Ví như khi bạn dùng ấm đun nước lâu ngày, phần hơi nước bay hơi trên thân ấm sẽ để lại các vết cao trà màu vàng đen. Còn phần cao trà còn lại bám lại vào ấm làm cho ấm bị đóng cặn bẩn. Ngoài ra với các loại đồ uống như cà phê, nước ngọt,... cùng đều sẽ lại các vết ố từ cao trà tương tự.

Tại sao lại xuất hiện các vết ố trên dụng cụ bếp?

2. Cách loại bỏ vết cà phê, trà trên bình, ấm đun

Loại bỏ cặn bẩn

Bước 1

Đầu tiên, bạn cho giấm, baking soda hoặc nước rửa chén vào đáy ấm đun, bình. Tuy nhiên với các dụng cụ bằng inox, kim loại thì bạn có thể sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ cặn bẩn, do các chất này sẽ dễ làm ăn mòn ăn kim loại.

Bạn có thể pha theo hỗn hợp này để làm sạch bên trong bình:

  • 1/2 cốc giấm (118ml) và 1/8 cốc muối thô (38gr)
  • 1/2 cốc giấm (118ml) và 1/4 cốc baking soda (55gr)
  • 1/2 cốc hydro peroxide (118ml) và 1/4 cốc baking soda (55gr)
  • 1/2 cốc baking soda (110gr)
  • 2 muỗng canh chất tẩy rửa máy rửa chén dạng lỏng (30ml) hoặc chất tẩy rửa dạng bột

Loại bỏ cặn bẩn

Bước 2

Đun sôi một lượng nước vừa đủ cho vào dụng cụ cần làm sạch. Kế đến, đổ nước sôi vào bình, cách này giúp làm sạch sơ các cặn đóng.

Loại bỏ cặn bẩn

Bước 3

Không chỉ riêng bên trong mới xuất hiện các cặn bẩn, vết ố mà bên ngoài các dụng cụ, vật dụng cũng sẽ xuất hiện các vết ố vàng đen.

Đừng lo lắng, khi bạn chỉ cần cho một ít baking soda ra chén, đổ thêm một ít nước sôi, khuấy đều tạo thành một hỗn hợp hơi sệt nhẹ. Thoa đều hỗn hợp lên các vết ố, dùng một con dao không quá sắc và chà sạch vết bẩn này là xong.

Loại bỏ cặn bẩn

Bước 4

Sau khi đã đổ hỗn hợp tẩy rửa và cho nước sôi vào bình bạn để ngâm khoảng 30 phút, cách này sẽ giúp các vết cặn bớt bám vào bình và dễ dàng cạo sạch vết bẩn hơn.

Lưu ý để bình ở vị trí ít người qua lại để tránh làm đổ hoặc bạn có thể bỏ vào trong bồn rửa cho gọn nhé!

Loại bỏ cặn bẩn

Bước 5

Sau khi đã ngâm được 30 phút, bạn đổ nước ra ngoài rồi dùng khăn lau chùi sạch vết cặn bám bên trong. Ở bước này bạn nên mang bao tay, do trong bình sẽ còn khá nóng, dễ gây phỏng.

Loại bỏ cặn bẩn

Vệ sinh bình, ấm đun

Bước 1: Rửa sạch các cặn nước bẩn bên trong và bên ngoài bình, ấm đun bằng nước sạch trước để đảm bảo cặn bẩn đã được loại bỏ.

Vệ sinh bình, ấm đun

Bước 2

Bạn cho nước rửa chén vào bình, ấm đun rồi cho thêm ít nước ấm vào, dùng miếng lau chùi để rửa sạch bên trong và bên ngoài bình.

Vệ sinh bình, ấm đun

Bước 3 Xả sạch lại bình, ấm đun rồi dùng khăn khô lau sạch nữa là xong rồi đấy.

Vệ sinh bình, ấm đun

3. Mẹo hạn chế bình, ấm đun bị bám vết cà phê, trà

Trong trà, cà phê vẫn chứa một lượng dầu nhất định gây cặn trên bình chính vì thế mà bạn không nên để các loại thức uống này ở trong bình hay ấm đun quá 30 phút. Để tránh tình trạng này bạn chỉ nên pha vừa đủ dùng để có thể dùng hết được ngay.

Mẹo hạn chế bình, ấm đun bị bám vết cà phê, trà

Khi đã dùng xong bạn nên rửa sạch ngay hoặc có thể cho nước nóng vào bình, ấm đun ngâm khoảng 15 - 20 phút để loại bỏ đi vết trà, cà phê còn sót lại rồi rửa sạch bằng xà phòng. Bởi nếu không rửa sạch ngay thì lâu dần các vết ố cứng đầu sẽ bắt đầu xuất hiện và khó làm sạch hơn nữa.

Trong lúc đổ cà phê hay trà ra ly sẽ hay có tình trạng vài giọt cà phê đọng lại và tràn từ vòi bình xuống phần thân của bình, ấm đun. Theo thời gian, những thứ này có thể gây ra vết bẩn nếu không xử lý ngay lập tức, vậy nên bạn phải chuẩn bị một khăn khô để lau sạch ngay.

Mẹo hạn chế bình, ấm đun bị bám vết cà phê, trà

4. Cách làm sạch vết ố vàng trên tách, ly sứ

Dùng kem đánh răng

Đầu tiên, bạn làm ướt tách, ly sứ và bàn chải. Sau đó cho kem đánh răng vào bàn chải rồi chà bên trong và bên ngoài của chúng. Đặc biệt là ở những nơi dễ để lại vết ố vàng như đáy ly/tách, miệng ly/tách. Cuối cùng là rửa lại với nước sạch nữa là xong.

Dùng kem đánh răng

Sử dụng giấm và muối

Bạn pha loãng giấm và muối rồi dùng khăn thấm ướt hỗn hợp này rồi cứ thế cọ và chà nhẹ các vết ố vàng trên tách, ly sứ.

Sử dụng giấm và muối

Dùng nước cốt chanh

Để làm sạch ly sứ, tách với chanh, bạn chỉ cần cho nước cốt chanh vào khoảng 1/2 ly rồi thêm nước sôi vào đầy ly để trong vài tiếng hoặc qua đêm. Sáng hôm sau, bạn chỉ cần súc rửa nhẹ nhàng, ly sứ sẽ sạch bong. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng trực tiếp trái chanh chà lên các vết ố nữa là sạch rồi nhé.

Dùng nước cốt chanh

Sử dụng cát hoặc muối hột

Nếu bạn sợ mùi giấm sẽ bị ám mùi vào trong tách, ly sứ thì chỉ cần cho cát hoặc muối hột vào bên trong. Đổ nước nóng vào, khuấy tan hỗn hợp để ngâm qua đêm rồi rửa sạch là được.

Sử dụng cát hoặc muối hột

Dùng bã cà phê

Một cách tận dụng phần bã cà phê sau khi sử dụng xong đó là bạn chỉ cần mang bã cà phê đi phơi khô hoặc mang bã đi sấy khô.

Sau đó cho bã cà phê vào trong ly rồi dùng miếng rửa chà mạnh ở các vết ố, cặn bã. Lưu ý với cách này bạn nên chà khô chứ không nên chà ướt nhé.

Dùng bã cà phê

Lưu ý khi làm sạch vết ố vàng trên tách, ly sứ

Mặc dù các vết ố vàng, cặn bẩn trên tách, ly sứ là điều bạn phải ưu tiên hàng đầu thế nhưng trong quá trình làm sạch bạn nên sử dụng khăn khô hoặc các vật dụng chuyên rửa ly, tách chứ đừng nên dùng các vật sắc để cọ rửa, sẽ làm cho ly bị trầy, mất thẩm mỹ.

Ngoài ra, bạn không nên sử dụng các chất tẩy rửa mạnh sẽ dễ bị gây ám mùi, hoặc nếu dùng giấm thì nên cho một ít để tránh cho mùi giấm bị ám lại, mất đi mùi vị của trà và cà phê về sau.

Lưu ý khi làm sạch vết ố vàng trên tách, ly sứ