Lưu Ý Khi Sử Dụng Nồi Cơm Điện Cao Tần

BCT
Th 4 03/04/2024

1. Lưu ý vị trí đặt nồi

Ưu tiên đặt nồi ở nơi thoáng mát bởi trong quá trình sử dụng, nồi sẽ tỏa ra nhiệt lượng lớn, có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của những đồ vật xung quanh.

Không nên đặt nồi gần bồn rửa chén bởi đây là khu vực có độ ẩm cao, dễ khiến máy móc xuống cấp. Bên cạnh đó, độ ẩm lớn còn tạo điều kiện cho ẩm mốc, vi khuẩn xâm nhập vào thiết bị, sẽ không tốt trong quá trình sử dụng.

Tránh đặt nồi cơm điện cao tần gần lò vi sóng, bếp nấu vì việc này sẽ làm ảnh hưởng lớn tới khả năng hoạt động của hai thiết bị. Lò vi sóng khi hoạt động tạo ra sóng bức xạ ở khoảng cách gần, do vậy, nếu để nồi cơm điện cao tần gần đó, ít nhiều chịu tác động không tốt.

Để nồi cơm điện cao tần nấu chín thực phẩm hoàn toàn cần sử dụng đến lượng điện năng rất lớn. Nếu sử dụng chung một ổ điện đang cắm tủ lạnh hoặc bếp từ thì có thể sẽ không đủ điện năng cho nồi cơm điện cao tần làm chín thức ăn. Vì vậy, bạn nên hạn chế chọn ổ điện đang cắm nhiều thiết bị điện nhé!

Lưu ý vị trí đặt nồi

2. Đậy chặt nắp và không để đồ vật vào nồi

Trong quá trình nấu, nước chứa trong lòng nồi cơm điện cao tần sẽ giữ ở trạng thái ngâm gạo cùng nước ấm. Khi gần đến cuối quá trình nấu, nước sẽ sôi bùng lên ở nhiệt độ cao, làm ráo nước trong 5 phút. Do đó, bạn cần phải đậy nắp nồi thật chặt để tránh làm ảnh hưởng đến thành phẩm cuối cùng nhé!

Thực phẩm nấu bằng nồi cơm điện cao tần sử dụng lượng nhiệt lớn để làm chín thức ăn, vì vậy, chúng ta không nên để đồ vật như vá xúc cơm, muỗng,... vào nồi trong lúc giữ ấm cơm. Điều này sẽ khiến hương vị món ăn bị biến đổi cũng như không tốt cho sức khỏe người thưởng thức.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dùng muỗng hay các vật kim loại để tránh làm hỏng lớp men chống dính của lòng nồi.

Đậy chặt nắp và không để đồ vật vào nồi

3. Giữ lòng nồi và mâm nhiệt luôn sạch sẽ

Lòng nồi là nơi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm được nấu nên bạn cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ sẽ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người sử dụng cũng như giữ trọn hương vị thơm ngon của món ăn nhé!

Tương tự với mâm nhiệt, đây là vị trí chịu tác động của lượng nhiệt lớn tỏa ra. Việc giữ vệ sinh cho mâm nhiệt sẽ tránh được những rủi ro không may xảy ra, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Giữ lòng nồi và mâm nhiệt luôn sạch sẽ

4. Không đặt khăn lau hay các vật khác phủ lên mặt nồi

Mặt nồi là nơi có lỗ thoát hơi của nồi cơm điện cao tần. Khi đặt khăn lau hay các vật dụng khác lên phía trên sẽ cản trở quá trình thoát hơi nước, gây ảnh hưởng đến độ bền của thiết bị.

Bên cạnh đó, các vật dụng được đặt phía trên như vậy có thể bắt nhiệt làm bay màu hoặc biến dạng vung nồi, thân nồi và dễ xuất hiện những nguy hiểm khác.

Bạn cũng không nên chạm tay hay để mặt gần lỗ thoát hơi bởi hơi nóng sẽ tỏa ra từ lỗ thoát hơi trong khi nấu và dễ làm bỏng cho người sử dụng. Bạn nên lưu ý điểm này nhé!

Không đặt khăn lau hay các vật khác phủ lên mặt nồi

5. Không tắt hoặc đổi chế độ nấu của nồi

Trong quá trình làm chín thực phẩm bằng nồi cơm điện cao tần, bạn không nên tắt hoặc đổi chế độ nấu của nồi bởi nó sẽ khiến nhiệt độ không được ổn định. Điều này sẽ làm giảm chất lượng, độ dinh dưỡng của thành phẩm cuối cùng.

Để đảm bảo thành phẩm đạt yêu cầu, bạn có thể dành chút thời gian quan sát, kiểm tra nguồn điện, chế độ nấu của nồi trong quá trình nấu nha!

Không tắt hoặc đổi chế độ nấu của nồi

6. Vệ sinh nồi sau khi sử dụng

Sau khi sử dụng xong, chúng ta cần vệ sinh nồi sạch sẽ để loại bỏ chất bẩn cũng như đảm bảo độ bền của sản phẩm cho những lần dùng sau.

Ba vị trí quan trọng và cần vệ sinh kỹ càng mà bạn nên quan tâm là nắp nồi, lòng nồi và thân nồi. Khi vệ sinh nồi cơm điện cao tần sạch sẽ, bạn ưu tiên đặt chúng ở nơi khô ráo để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm mốc nhé!

Vệ sinh nồi sau khi sử dụng

ThemeSyntaxError